THIỀN NHƯ CHÍNH LÀ THIỀN, VIỆT NAM |
CHUỖI CHIA SẺ BÍ MẬT VỀ CƠ THỂ
BÍ MẬT # 10: GIỚI HẠN CỦA CƠ THỂ
Thấu hiểu để phòng tránh nguy cơ đột quỵ
(Tóm tắt từ bài chia sẻ của chị Hoa Pháp trong workshop trực tiếp diễn ra ngày 21/03/2021)
Bạn thân mến,
Sau buổi chia sẻ Bí Mật # 10, chúng ta cùng ghi nhớ những điểm sau nhé.
GIỚI HẠN CỦA CƠ THỂ
Giới hạn về mặt vật lý
Cơ thể cảm nhận thế giới thông qua các giác quan. Chẳng hạn như, để cảm nhận một đồ vật, cơ thể phải dùng mắt để quan sát, dùng tay để chạm; để cảm nhận một món ăn, cơ thể phải dùng mũi để ngửi, dùng vị giác để biết ngon hay dở; để nghe được âm thanh, cơ thể phải sử dụng đôi tai; để duy trì sự sống vật lý, cơ thể phải sử dụng miệng để ăn thức ăn…
Khi chúng ta ở trong cơ thể này, chúng ta bị giới hạn bởi các giác quan. Nhưng khi chúng ta là linh hồn ánh sáng, chúng ta có nhiều khả năng, không còn bị giới hạn bởi các giác quan. Chẳng hạn như, khi chúng ta muốn gặp một người, cơ thể phải di chuyển về mặt vật lý và phương tiện hỗ trợ để đến gặp người đó. Nhưng khi là linh hồn ánh sáng, chúng ta không vướng vào cơ thể nên chúng ta di chuyển rất nhanh, chỉ cần nghĩ đến người đó là chúng ta đã ở bên cạnh họ.
Giới hạn chịu đau của cơ thể
Khi không có cơ thể chúng ta không cảm nhận được cái đau về mặt vật lý. Nhưng khi có cơ thể, ta sẽ cảm nhận được cái đau. Chẳng hạn như nếu ai đó chạm mạnh vào ta, ta sẽ thấy đau.
Khi cơ thể được sinh ra, đã có sẵn giới hạn chịu đau. Mỗi cơ thể có giới hạn chịu đau khác nhau, không phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, thể trạng vật lý khoẻ hay đau yếu.
Một người bị bệnh không có nghĩa là giới hạn chịu đau của họ thấp và ngược lại một người khoẻ mạnh không có nghĩa là giới hạn chịu đau của họ cao.
Để nhận biết ngưỡng chịu đau của cơ thể, cần kết nối và lắng nghe cơ thể, quan sát các tổn thương trên của cơ thể. Một trong những dấu hiệu đó là quan sát lịch sử chịu đau của cơ thể. Ví dụ: nếu một cơ thể có vết thương mau lành; một tổn thương, trong thời gian ngắn, có thể hồi phục tốt, ta có thể nhận biết cơ thể đó có khả năng chịu đau tốt.
Nếu có ý thức muốn tăng giới hạn chịu đau của cơ thể, ta có thể luyện tập. Yoga là một trong những bộ môn thể thao không chỉ giúp kết nối tốt với cơ thể mà còn giúp tăng, mở rộng giới hạn chịu đau của cơ thể.
Giới hạn cơ thể làm việc liên tục không được nghỉ ngơi
Cơ thể hoạt động theo nhịp làm việc và nhịp nghỉ ngơi. Nếu vận hành tốt theo nhịp tự nhiên của cơ thể, cơ thể sẽ hoạt động tốt và có thể sống trọn thời hạn sử dụng.
Cơ thể cũng có khả năng làm việc liên tục không nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên việc sử dụng cơ thể không theo nhịp làm việc và nghỉ ngơi sẽ làm cho cơ thể bị hao mòn và giảm thời hạn sử dụng.
Nếu một cơ thể buộc phải làm việc vượt quá giới hạn làm việc liên tục không được nghỉ ngơi một cách liên tục, không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, cơ thể đó sẽ bị hao mòn dẫn đến đột quỵ (ngắt nguồn hoạt động).
Tuỳ theo mức độ vượt quá giới hạn của cơ thể mà cơ thể có thể bị đột quỵ nhẹ, ví dụ: xỉu, ngất, bất tỉnh. Khi được phục hồi, tái tạo lại năng lượng, cơ thể có thể hoạt động trở lại nhưng hoạt động trong tình trạng khó vận hành hơn bình thường.
Ở mức độ nặng nhất khi cơ thể bị hao mòn tối đa ở mức không, cơ thể sẽ sụp nguồn, không còn tiếp nhận năng lượng để vận hành. Khi đó cơ thể sẽ ra đi vĩnh viễn trước thời hạn sử dụng.
THỜI HẠN SỬ DỤNG CỦA CƠ THỂ
Mỗi cơ thể có một thời hạn sử dụng riêng bên cạnh thời hạn sử dụng chung của một giống loài.
Thời hạn sử dụng của cơ thể có thể rút ngắn hoặc kéo dài là do các yếu tố liên quan đến
- Nghiệp nợ (cộng hưởng của tổ hợp: linh hồn và cơ thể)
- Bài học, sứ mệnh của tổ hợp trong một lần sống
- Mức độ hợp nhất giữa cơ thể và linh hồn
Giới hạn chịu đau và giới hạn cơ thể làm việc liên tục không được nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng của cơ thể.
Vì cơ thể có thời hạn sử dụng, cần
- nhận biết việc chung sống giữa cơ thể và linh hồn là có thời hạn, trân quý thời gian được sống chung và học tập cùng nhau.
- sử dụng cơ thể hợp lý để có thể sống trọn thời hạn sử dụng.
- không mong cầu trường sinh bất lão để kéo dài thời hạn sử dụng của cơ thể, ảnh hưởng đến hành trình tiến hoá của cơ thể.
ỨNG DỤNG ĐỂ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ ĐỘT QUỴ
Chấp nhận các sự thật về cơ thể để biết cách sử dụng cơ thể trọn thời hạn sử dụng.
- Chăm sóc, bảo dưỡng cơ thể để cơ thể hoạt động tốt trong thời hạn sử dụng.
- Không làm việc quá sức liên tục, không nghỉ ngơi, vắt kiệt sức của cơ thể mà nên dành thời gian cho cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng đã sử dụng và tự chữa lành những tổn thương.
- Quan sát để nhận diện những dấu hiệu cơ thể báo cho chúng ta biết về giới hạn cơ thể khi cơ thể làm việc dưới áp lực và căng thẳng liên tục trong một thời gian nhất định. Cho cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng kịp thời để có thể tiếp tục vận hành tốt, hoàn thành công việc theo thời gian mà chúng ta mong muốn. Nếu nạp đủ năng lượng cho cơ thể, hiệu suất làm việc của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều lần.
- Luyện tập về mặt vật lý: chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng của cơ thể. Không tập các môn thể thao quá giới hạn của cơ thể vì sẽ làm cho cơ thể bị hao mòn.
Môn yoga được xem là một thể thao tốt nhất, phù hợp với mọi thể trạng cơ thể. Mục đích của yoga là quay vào bên trong, kết nối với cơ thể, tăng giới hạn của cơ thể một cách từ từ. Trong quá trình tập luyện sẽ giúp cảm nhận sự diệu kỳ của sự kết nối với cơ thể.
- Đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể ở mức cao nhất để cơ thể có thể vận hành năng lực tự chữa lành một cách tốt nhất. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng các cuộc phẫu thuật, mổ xẻ trên cơ thể, đặc biệt là phẩu thuật thẫm mĩ, phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Khi một cơ thể bị phẩu thuật thẫm mĩ hay phẫu thuật chuyển đổi giới tính nhiều lần, sẽ phá vỡ tính toàn vẹn của cơ thể. Điều này không chỉ làm tổn thương về mặt vật lý làm cho cơ thể khó vận hành khả năng tự chữa lành mà còn làm tổn thương về mặt tình cảm đối với cơ thể. Đó là sự chối bỏ, không thừa nhận cơ thể được ban tặng, không thương yêu và tôn trọng cơ thể. Ở mức nghiêm trọng nhất, cơ thể sẽ tự ngắt nguồn, ra đi trước thời hạn sử dụng (trong y học hiện tượng này gọi là đột quỵ).
Một loại đột quỵ khác liên quan đến tâm thức khi cơ thể được khai mở quyền năng mà việc khai mở này vượt quá giới hạn của cơ thể. Điều này sẽ làm cho cơ thể bị rối loạn các chức năng không thể hoạt động trở lại bình thường. Vì vậy, cần quan sát để nhận diện giới hạn của cơ thể. Việc khai mở quyền năng trên cơ thể là tuỳ duyên, không mong cầu và cần có sự hiểu biết để tránh các nguy cơ đột quỵ về tâm thức.
Trên đây là ba điểm chính đã được chia sẻ trong Bí Mật #10 “Giới hạn của cơ thể”.
Người bạn cơ thể của chúng ta có rất nhiều trí tuệ tuyệt vời cần chúng ta khai mở, hãy dành thời gian nhiều hơn cho người bạn cơ thể của mình, bạn nhé.
Mời các bạn, chúng ta cùng khai mở thêm Các Bí Mật Về Cơ Thể khác TẠI ĐÂY
CÔNG TY CP THIỀN VŨ TRỤ BÊN TRONG BẠN
Địa chỉ: 27 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0918.080.141 (Hoa Khai), 0907.917.086 (Chân Từ)
Mã số thuế: 0317068938
Email: [email protected] - Website: www.thiennhuchinhlathien.com